Cấu tạo Súng ngắn TT

Súng có cấu tạo vô cùng đơn giản, đáng tin cậy hơn nhiều so với kiểu lùi ngắn John Browning "FN Model 1903". Toàn bộ khẩu TT-33 được làm bằng thép tôi (trừ báng súng làm bằng gỗ hoặc nhựa). TT-33 không dùng một bulong hoặc đinh vít nào mà kết nối các bộ phận bằng các khe, rãnh, lẫy và chốt hãm.[cần dẫn nguồn]

Thân súng

Làm bằng thép đúc liền gia công nguội, gồm khung báng để lắp ốp báng, hộp đạn và khung đẩy cò. Phía trước khung báng có khung cò để lắp cò súng gắn liền với khung cò. Phía trên khung cò là bệ trượt hình lòng máng để lắp nòng súng. Mặt trên thân súng có các khe xẻ ngang để lắp bệ búa đập, hai bên là rãnh dương dọc theo thân súng để lắp hộp khóa nòng.[cần dẫn nguồn]

Nòng súng

Hình trụ rỗng hai đầu làm bằng thép tôi, lòng trong mạ Crom, có đường kính trong 7,62mm (tính theo khương tuyến âm). Trong nòng súng có 4 rãnh khương tuyến xoắn, bước xoắn 11mm. Cuối nòng súng có buồng đạn dài 25,1mm, đường kính 8,45mm để chứa vỏ đạn. Phía dưới buồng đạn có một chốt gập đục lỗ để kết nối với thân súng. Ở các phiên bản chế tạo sau năm 1947, nòng súng làm bằng hợp kim không gỉ.[cần dẫn nguồn]

Hộp khóa nòng

Hay còn gọi là thanh trượt(slide) trong tiếng Anh,chứa và gắn liền với quy lát(bolt) để kéo quy lát lên đạn. Làm bằng thép đúc gia công nguội, phần đầu hình ống, phần sau hình chữ U. Trong hộp khóa nòng có các rãnh âm xẻ dọc để kết nối với thân súng, đầu khóa nòng có rãnh âm hở để cố định bao đầu nòng súng. Phía sau hộp khóa nòng có quy lát chứa kim hỏa và một lỗ đục ngang để chốt kim hỏa. Phần trên hộp khóa nòng có gắn đầu ngắm ở phía rước và bệ khe ngắm ở phía sau. Hai bên má ngoài phía sau của hộp khóa nòng có xẻ rãnh ngang để tăng ma sát khi dùng tay lên đạn. TT-33 sản xuất trước năm 1943 xẻ rãnh rộng và nông, TT-33 sản xuất từ năm 1943 có rãnh xẻ hẹp và sâu hơn.[cần dẫn nguồn]

Bao đầu nòng

Khẩu TT-33 sản xuất trước năm 1943 (trái) và khẩu TT-33 sản xuất từ năm 1943 (phải)

Làm bằng thép đúc gia công nguội, hình vành khăn hai tấm, có hai lỗ để cố định nòng súng với hộp khóa nòng và cố định đầu lò xo đẩy về, có rãnh dương hở để cố định với hộp khóa nòng.[cần dẫn nguồn]

Lò xo đẩy về

Có đường kính lớn hơn đường kính ngoài nòng súng 0,5mm, làm bằng thép tôi, dài hơn độ dài nòng súng từ 3 cm đến 4 cm.[cần dẫn nguồn]

Các chốt lò xo đẩy về

Gồm chốt đầu hình tròn để kết nối với bao đầu nòng và chốt cuối hình nửa Oval để kết nối với hộp khóa nòng.[cần dẫn nguồn]

Cò và khung đẩy

súng làm bằng thép đúc, gia công nguội, hình trăng lưỡi liềm đậm nối liền với khung đẩy. Cò súng được lắp qua khe xẻ ở phần trước khung báng súng nối với khung cò.[cần dẫn nguồn]

Bệ búa

Một khẩu K-54 đang hết đạn

Đây là phần cấu tạo phức tạp nhất của khẩu TT-33 nhưng hoàn toàn không dùng một bulon hay đinh vít nào. Nó gồm một khung búa có khe để kết nối cố định với thân súng. Bên trong chứa búa đập, lò xo búa hình trụ, lẫy búa và lò xo lẫy hình lá. Tất cả đều được kết nối với nhau bằng các trục chốt. Hai bên má và đỉnh của hộp khóa nòng sẽ giữ bệ búa cố định trên thân súng khi súng hết đạn.[cần dẫn nguồn]

Hộp tiếp đạn

Hình hộp chữ nhật có tiết diện Oval dẹt, phía trong chứa lò do đẩy đạn hình xoắn ốc, chứa được một hàng 8 viên đạn tiêu chuẩn 7,62x25mm Tokarev. Tại góc trái của tấm mặt đẩy đạn có một lẫy nhỏ. Khi súng hết đạn, lẫy này tạo thành chốt chặn không cho khóa nòng trả về vị trí sẵn sàng bắn để báo cho người sử dụng biết súng đang hết đạn.[cần dẫn nguồn]

Báng súng

Gồm hai tấm ốp đối diện nhau hai bên tay cầm phía dưới thân súng; thường làm bằng nhựa Bakelit đúc, có xẻ rãnh dọc để tăng độ bám cho bàn tay cầm súng; gắn với thân súng bằng then xoay phía trong. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, một số lớn khẩu TT-33 có ốp báng súng bằng gỗ.[cần dẫn nguồn]